Khái niệm BI cơ bản

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence (BI) là một tập hợp các quy trình, công cụ và công nghệ giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý, phân tích và trực quan hóa dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định chính xác và kịp thời.

BI không chỉ giúp "nhìn lại" hiệu suất kinh doanh trong quá khứ, mà còn "hiểu hiện tại" "dự đoán tương lai" dựa trên dữ liệu.

Mục tiêu chính của BI:

  • Cung cấp thông tin đúng, cho đúng người, vào đúng thời điểm.

  • Chuyển dữ liệu thô thành thông tin giá trị để hỗ trợ chiến lược kinh doanh.


Thành phần cơ bản của hệ thống BI

Thành phần
Mô tả

Nguồn dữ liệu

Các hệ thống như CRM, ERP, Database, API, file Excel, v.v.

ETL/ELT

Quá trình trích xuất, chuyển đổi, tải dữ liệu vào kho dữ liệu (Data Warehouse)

Data Warehouse

Kho lưu trữ dữ liệu tập trung, có cấu trúc chuẩn để phân tích

Công cụ phân tích

Công cụ trực quan hóa dữ liệu như biểu đồ, bảng, dashboard

Dashboard & Báo cáo

Giao diện hiển thị thông tin tổng hợp, tương tác và phân tích theo thời gian thực


Quy trình BI điển hình

  1. Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

  2. Làm sạch và xử lý dữ liệu

  3. Lưu trữ dữ liệu trong hệ thống kho dữ liệu

  4. Phân tích dữ liệu và trực quan hóa

  5. Ra quyết định dựa trên insight từ dữ liệu

Lợi ích khi áp dụng BI vào doanh nghiệp

Business Intelligence (BI) được xem là hệ thống đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp phân tích và đưa ra những phán đoán chính xác. BI đảm nhận nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có 6 hoạt động chính, bao gồm:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định (Decision support)

Mục đích mà BI thu thập dữ liệu chính là giúp doanh nghiệp nhận ra những vấn đề còn tồn đọng. Do đó, BI đóng vai trò ảnh hưởng tích cực đến việc đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến.

  • Truy vấn và báo cáo (Query and reporting)

Từ những dữ liệu đã thu thập được, hệ thống sẽ tự động phân tích, ghi chú và lưu trữ những chi tiết quan trọng. Sau đó, tiến hành xây dựng báo cáo dưới dạng mô hình, cho thấy bức tranh tổng quan và dễ hiểu nhất.

  • Phân tích trực tuyến (Online analytical processing)

Với hoạt động này, người dùng có thể trích xuất thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, nó còn có thể phân tích xu hướng, lập báo cáo tài chính và ngân sách cho doanh nghiệp.

  • Phân tích thống kê (Statistical analysis)

Statistical analysis là hoạt động nhằm phân tích, giải thích dữ liệu để phát hiện ra mẫu và xu hướng, đây là một khâu quan trọng trong việc phân tích dữ liệu.

  • Dự đoán (Forecasting)

BI có thể hỗ trợ doanh nghiệp dự đoán tương lai, trong tất cả mọi loại ngành nghề. Giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho các vấn đề, biến động xấu có thể xảy ra, đồng thời định hình chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

  • Khai thác dữ liệu (Data mining)

Khai thác dữ liệu là quá trình thu thập data từ đa dạng các nguồn, sau đó phân tích và tổng hợp chúng thành các thông tin liên quan. Mục đích của khai thác dữ liệu là tìm ra giải pháp để giải quyết cho các vấn đề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Last updated

Was this helpful?